7h tối, tuyến đường 72 (giáp ranh Hà Nội và Hòa Bình)
tràn ngập đèn hiệu đỏ lờ mờ từ các quán cà phê. Khách vừa dừng xe vào
quán, những cô gái mặc quần soọc cũn cỡn, áo xẻ sâu lao ra. > Tẩm quất nam từ A đến Z
Thay vì thắp đèn rực rỡ giống các hàng quán trong nội
thành, các quán cà phê giải khát nơi đây chỉ thắp những bóng đèn xanh,
đỏ lờ nhờ làm "tín hiệu".
8h tối, hai vị khách dùng xe trước dãy phòng cấp 4,
bà chủ quán tươi cười chạy từ trong nhà ra. Thấy khách chê cách bài trí
không gian quán, bà chủ cười nói: "Khách vào đây đều thích “món kia”
chứ không có thích cà phê".
 |
"Thượng đế" và nhân viên quán cà phê thảo thuận giá. Ảnh: Thái Thịnh. |
Trong các căn phòng khép hờ góc quán, chăn, quần áo
vứt bừa bãi. 4 bức tường dán ảnh người mẫu ăn mặc hở hang. "80.000 đồng
cho 30 phút, nếu quá giờ sẽ tính tiền hiệp 2", bà chủ chào mời.
Theo chỉ dẫn của một dân chơi ở nông trường chè Long
Phú (gần phố đèn đỏ), khách tiếp tục tới một quán ven đường 72. Thấy
tiếng xe nổ giòn tan giữa đếm khuya tĩnh mịch, 4 cô gái diện những
chiếc quần sooc trắng ngắn cũn đang xem tivi bật dậy...
Ông chủ quán nhỏ nhẹ: “Huyền ơi ra anh bảo”. Chỉ đợi
có vậy, cô gái có khuôn mặt bầu bĩnh, áo cỗ tim hở nửa ngực chạy lại
khoác tay khách và kéo đi. “Gớm ông anh, lần đầu đến đây hay sao mà cứ
như gái về nhà chồng. Vào đây với em...”, cô nhân viên tên Huyền lả lơi.
Qua lối hành lang được ngụy trang khá kín đáo bởi tấm
cửa sắt, khách được đưa vào căn phòng rộng hơn 10 m2 vẫn còn phảng phất
mùi vôi. Huyền cho biết, từ 9 đến 12h đêm là thời điểm nhộn nhịp nhất,
nhiều cô tiếp 5-7 lượt khách.
Cô gái 22 tuổi quê Hòa Bình này cho biết, khoản quần
áo, ăn uống do chủ quán lo, nhân viên ở đây kiếm 5-10 triệu mỗi tháng,
tùy nhan sắc. “Nhiều đứa có sắc, chân dài được chủ chiều lắm. Con bé
Nga quê Phú Thọ, người thân ở quê ốm, ông bà chủ đánh cả ôtô đưa về”,
Huyền kể.
 |
Các quán cà phê dọc trục đường 72 đa phần là những ngôi nhà cấp 4 như thế này. Ảnh: Thái Thịnh. |
Theo tìm hiểu của VnExpress.net, các quán cà
phê đèn mờ ở địa bàn xã Hòa Thạch (huyện Quốc Oai, Hà Nội), Cố Thổ
(Lương Sơn, Hòa Bình) nằm dọc trục đường 72 đều có mối quan hệ. Chủ
quán có thể điều nhân viên quán khác đến trợ giúp khi đông khách.
Hải (28 tuổi) một "Tú ông" bản địa tiết lộ, nhân viên
phần lớn quê Hòa Bình. Quán chỉ cần có một nhân viên chân dài hay chịu
khó trao đổi "hàng" giữa các quán thì lúc nào cũng tấp nập. "Khách của
em đa phần là các bác xế chạy đường dài...", Hải nói.
Ngẩng cổ, nhả khói thuốc lào lên trời, ông chủ quán
tên Nghi cất giọng khàn khàn trò chuyện cùng khách. Nghi từng kinh
doanh cà phê, karaoke ở Hà Nội nhưng sớm phải đóng cửa vì.... cảnh sát
kiểm tra liên tục. "Huyện Quốc Oai mới nhập về Hà Nội, nhiều thứ còn
chưa rõ ràng nên mình phải tranh thủ. Sau này quy củ rồi có lẽ anh cũng
phải chuyển địa bàn...”, Nghi nói.
Trao đổi với VnExpress.net, thượng tá Vũ
Đình Phú, Trưởng công an huyện Quốc Oai cho biết, chỉ có khoảng 50%
quán cà phê tại khu vực trên có giấy phép kinh doanh. “Hầu hết quán cà
phê đèn mờ nằm trên đất của nông trường chè Long Phú. Theo quy định,
những người được giao đất trồng chè được làm nhà để trông nom. Tuy
nhiên, chủ nhà cho thuê lại nên rất khó quản lý”, thượng tá Phú nói.
Ông cho biết, toàn huyện mới chỉ có 4 cán bộ quản lý
hành chính trong khi đó, mại dâm trá hình luôn biến tướng. Ngoài ra,
trách nhiệm giữa công an xã và nông trường chè hiện còn mập mờ trong
việc quản lý con người.
Thời gian qua, cảnh sát địa phương đã tiến hành nhiều
đợt truy quét nhưng chỉ phá được những vụ nhỏ lẻ, chưa phát hiện đường
dây lớn. Các quán nhỏ dẹp được chỗ này lại mọc chỗ khác.
Thái Thịnh
|